Van điện từ là một thiết bị được sử dụng vô cùng rộng rãi trong các hệ thống chất dẫn, đặc biệt là nước. Bạn đã biết cách lắp đặt van điện từ nước vào hệ thống của mình chưa? Nếu chưa hãy cùng chúng tôi đọc bài viết hướng dẫn lắp đặt van điện từ dưới đây để hiểu thêm về dòng van âm nước này nhé!
- Xem thêm: Cách khắc phục sự cố van rò rỉ nước
- Xem thêm: Cách sửa van nước điện từ bị kẹt do cặn bẩn
Bước 1: Chọn van điện từ phù hợp
Bước đầu tiên chúng ta cần lựa chọn loại van phù hợp với hệ thống tưới phun của mình. Bạn cần lưu ý đến các thông số kỹ thuật như áp lực, dòng điện, lưu lượng,…trước khi mua sản phẩm. Sử dụng van điện từ có thông số phù hợp với yêu cầu sẽ giúp tăng tuổi thọ của van cũng như hạn chế được những hư hao, tổn thất trong quá trình hoạt động.
Đến các cửa hàng bán thiết bị dân dụng, hoặc các đại lý phân phối van chính hãng để mua về cho mình một thiết bị với chất lượng tốt. Tìm hiểu kỹ thông tin của các đại lý cũng như cửa hàng mà bạn định mua. Nếu không, bạn có thể mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng.
Một số dòng van điện từ đồng sẽ có thời gian sử dụng lâu hơn, độ bền cao hơn, nhưng giá thường đắt hơn so với các dòng van âm nước bằng nhựa. Một số dòng van điện từ làm bằng PVC có thể cung cấp chất lượng phân phối nước và kiểm soát lưu lượng chảy tương tự với dòng bằng đồng, với giá thành rẻ hơn nhưng chất lượng sẽ không bền bằng đồng được.
Tùy theo tính chất xây dựng và nhu cầu riêng của mỗi người mà lựa chọn dòng van thích hợp cho hệ thống tưới phun tự động của mình.
Bước 2: Xả toàn bộ hệ thống nước
Xả hết nước toàn bộ hệ thống để đảm bảo rằng không còn bất cứ mảnh vụn nào còn sót lại trên đường ống gây cản trở và hư hỏng cho van. Các chất cặn bã còn sót lại một khi bám vào, sẽ gây tắc nghẽn hoặc làm hư màng van.
Chúng ta sẽ phải tốn thời gian sửa chữa và bảo trì lại thiết bị một lần nữa. Trước khi lắp đặt nó vào, hãy tắt nguồn cấp nước cho hệ thống phun của mình. Thông thường, hệ thống tưới phun được kết nối trực tiếp với nguồn cấp nước chính trong nhà, vì thế nguồn nước chính phải được cắt hoàn toàn khi thiết bị đang được lắp đặt.
Bước 3: Nghiên cứu cách lắp đặt
Van điện từ nước cần được lắp đặt ở vị trí cao hơn ít nhất 6 inch so với đầu phun cao nhất. Vị trí lắp đặt cũng phải dễ tiếp cận để cho phép sửa chữa và bảo trì thiết bị dễ dàng hơn khi cần thiết. Bình thường, van sẽ được lắp đặt gần máy bơm nước. Cần nghiên cứu xem bạn cần bao nhiêu thiết bị van cho hệ thống của mình, nên lắp đặt ở đâu là phù hợp nhất.
Bước 4: Lắp đặt đường ống cần thiết
Lắp đặt các đường ống, khớp nối và phụ kiện cần thiết cho hệ thống phun nước. Một lưu ý là van sẽ được lắp đặt tốt hơn trên một ống thẳng đứng, việc này cho phép nó cao hơn tất cả các vòi phun nước trên bãi cỏ hoặc mặt đất. Đảm bảo rằng các bộ phận khớp nối, đường ống đã kết nối một cách chắc chắn và chính xác nhất.
Bước 5: Sử dụng băng keo nhiệt Teflon cho van và đường ống
Để đảm bảo rằng không có rò rỉ áp suất xảy ra, hãy quấn ít nhất một hoặc hai cuộn băng Teflon trên các ren ngoài của đường ống và khớp nối. Toàn bộ hệ thống sẽ được kết nối một cách an toàn và chắc chắn.
Bước 6: Kết nối van với ống đứng
Kết nối ren ngoài của các đường ống với đầu vào và đầu ra của van để cố định nó vào đúng vị trí cần lắp đặt. Tiến hành lắp đặt thiết bị một cách dễ dàng bằng cách vặn ốc vít tại chỗ, hoặc một số dòng van có thể yêu cầu các bước lắp đặt bổ sung. Tài trợ bởi Bệnh viện thẩm mỹ DNA.
Bạn nên tham khảo thêm hướng dẫn sử dụng và lắp đặt của nhà sản xuất van để biết cài đặt nó một cách chính xác nhất.
Bước 7: Kiểm tra hiện tượng rò rỉ van
Sau khi đảm bảo rằng van đã được lắp đặt đúng vị trí, chúng ta sẽ bật nguồn cấp nước và để hệ thống tưới phun chạy. Kiểm tra xem có các đường ống và van có bị lò gỉ do áp lực nước không.
Nếu không nhận thấy bất kì dấu hiệu lò gỉ hay không hoạt động của van, điều này chứng tỏ bạn đã lắp đặt thành công van vào hệ thống rồi đó!