Tìm hiểu về các loại màng van điện từ

Màng van điện từ là bộ phận tiếp xúc trực tiếp với lưu chất được dẫn truyền trong hệ thống. Chính vì vậy, màng van điện từ cần được lựa chọn một cách chính xác và phù hợp với chất liệu van để đảm bảo hiệu quả và độ an toàn cho quá trình vận hành.

Màng van điện từ là gì?

Van điện từ được ứng dụng rộng rãi trong những hộ gia đình hoặc trong những nhà máy, xí nghiệp, sở hữu công suất lớn. Việc lựa chọn van điện từ chất lượng cao đi kèm với van điện từ giá rẻ là một việc không hề dễ dàng.

màng van điện từ
Nguồn: Internet

Màng van điện từ là khối kim loại được điều khiển thông qua nguyên lý điện từ, giúp đóng mở, cho phép hoặc ngăn chặn dòng lưu chất đi ngang qua van. Ngoài tên gọi màng van hay màng chắn, màng ngăn van điện từ, bộ phận này còn được gọi là kim van khi có kích thước và hình dạng hình mũi tên nhỏ.

Nằm trong thân van nên khá khó để nhận biết bằng mắt thường song màng van điện từ lại vô cùng quan trọng trong quá trình hoạt động của van. Màng van điện từ được đặt dưới lò xo và trong trục van điện từ để đáp ứng nhu cầu hoạt động dựa trên nguyên lý điện từ.

Đối với van điện từ thường mở, ở trạng thái ban đầu, màng van sẽ được hạ xuống ngăn không cho lưu chất đi qua. Khi dòng điện được cấp vào thiết bị, lực điện từ nhấc lò xo và kéo màng ngăn lên một đoạn đủ để chất dẫn truyền qua van. Đối với van điện từ thường đóng, quá trình này diễn ra ngược lại.

van điện từ giá rẻ
Nguồn: Internet

Do đó, màng van điện từ quyết định nguyên tắc hoạt động của van, ứng dụng của van và cả những điều kiện chất dẫn đặc biệt đối với từng loại mục đích sử dụng khác nhau.

Các loại màng van điện từ

Trên thị trường hiện nay có 4 loại van điện từ phổ biến: NBR, EPDM, VITON và cuối cùng là TEFLON. Mỗi loại màng ngăn lại có những đặc tính và độ tương thích khác nhau với từng loại lưu chất. Tuy nhiên 4 loại màng ngăn này được sắp xếp với độ cải tiến và hoàn thiện tăng dần, đáp ứng nhu cầu ngày càng khắt khe của người tiêu dùng.

Màng ngăn van điện từ MBR: Van điện từ có cấu trúc vòng chữ O,… thường dùng chất liệu màng chắn này để thiết kế hoạt động. MBR chịu được nhiệt độ chất lỏng từ -18 độ C đến 80 độ C. Thích hợp làm việc với các loại chất dẫn như khí, khí gas, nước lỏng, dầu nhẹ,…

Màng chắn chất liệu EPDM: được cải tiến với nhiệt độ chịu được cao hơn giúp mở rộng phạm vi đáp ứng nhu cầu lưu chất cao hơn từ -20 độ C đến 139 độ C. Chất liệu này vì vậy có thể được sử dụng dẫn truyền nước nóng, hơi nước áp lực cao.

Màng van điện từ VITON: VITON được sử dụng khi cả EPDM và MBR đều không thể đáp ứng các yêu cầu. Bên cạnh đó, VITON có thể áp dụng cho hầu hết các loại khí gas, nước lỏng, xăng và một số loại dung môi khác. Nhiệt độ -20 độ C đến 169 độ C là nhiệt độ VITON có thể đáp ứng được.

van điện từ chất lượng cao
Nguồn: Internet

Màng dẫn van điện TEFLON: Là loại lưu chất hoạt động gần như được hoàn thiện nhất, TEFLON có thể được sử dụng phù hợp với hầu hết mọi loại chất dẫn lỏng. Nhưng với những loại màng tuỳ chỉnh, gas có thể bị rò rỉ do một số trục trặc nhất định.

Các lựa chọn màng van phù hợp

Đi sâu vào từng chất liệu cụ thể với mỗi lưu chất thông dụng được ứng dụng trong hộ gia đình và các nhà máy công nghiệp công suất lớn, hiện đại.

Khí, khí gas tự nhiên, Oxy, Nước, Nước biển, Sữa, Rượu,… là những chất dẫn có thể được sử dụng cho cả 4 dòng sản phẩm chất liệu màng ngăn van điện từ; cho thấy được khả năng đáp ứng tương đối của những dòng chất liệu màng van dù là loại cơ bản nhất MBR.

Amoniac, Axit Hidrocloric 10% là hai loại chất đặc biệt không thể hoặc không nên sử dụng cho 3 loại chất liệu màng MBR, EPDM và VITON. Chỉ TEFLON là đáp ứng được 2 loại chất dẫn khó tính và cũng vô cùng nguy hiểm này.